Bí quyết chăm sóc da chống lão hóa
Chống lão hóa, nuôi dưỡng da sâu bên trong bởi các thực
phẩm có lợi
-Bạn có biết
nước chiếm hơn 70% cơ thể, hãy uống ít nhất
1,5 – 2 lít nước/ngày. Nước là thần dược
làm đẹp da, chống lão hóa da hiệu quả, đơn giản, lại không lo tác dụng phụ. Nước
giúp thanh lọc cơ thể, giải độc, thải độc tố, các hệ cơ quan trong cơ thể làm
việc hiệu quả. Nhờ đó, làn da được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, luôn khỏe mạnh,
căng mịn, hồng hào, đẩy lùi các dấu hiệu lão hóa da.
-Để nuôi dưỡng cơ thể và làn
da khỏe mạnh các bạn nên bổ sung đầy đủ các thực phấm chứa nhiều Vitamin A, E,
C, B, B1,B2,B5… qua các khẩu phần ăn hàng ngày một cách hợp lý. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả thay vì tinh
bột, đạm. Rau quả chứa nhiều vitamin E, C, chất chống oxy hóa lycopene có tác dụng
chống lão hóa da, kích thích cơ thể sản sinh collagen giúp da săn chắc, đàn hồi
tốt, giảm nám, khô xạm, vết nhăn.
Chống lão hóa da qua chế dộ sinh hoạt
-Dù bận đến
mấy, mỗi ngày chị em nên dành ra 30 phút để tập thể dục, tập aerobic, gym, chạy
bộ, đạp xe, bơi lội bất cứ môn nào bạn thích. Tập thể dục giúp cơ thể ra mồ
hôi, giải độc, kích thích lưu thông máu, làm chậm quá trình lão hóa da và thúc
đẩy cơ thể sản sinh collagen, duy
trì làn da rạng rỡ, săn chắc, trẻ trung.
- Vào mỗi buổi tối
các bạn nên đi ngủ đúng giờ và đủ giấc bởi thông thường vào khoảng 23 giờ khuya
đến 3 giờ sáng là khoảng thời gian các tế bào diễn ra sự trao đổi chất vì vậy bạn
cần nghỉ ngơi để quá trình diễn ra tốt nhất.
Tuân thủ quy tắc chăm sóc da cơ bản
-Mỗi tuần nên xông mặt bằng
nước nóng, tẩy da chết 1 lần để loại bỏ da chết, da sần sùi, giải độc cho da.
-Làm sạch da, rửa mặt bằng sữa
rửa mặt 2 lần/ngày sáng và tối.
-Đắp mặt nạ để cung cấp dưỡng
chất cho da, giúp da khỏe mạnh, mịn màng.
-Dưỡng ẩm cho da để cung cấp
độ ẩm, ngăn ngừa lão hóa, khô xạm da. Chị em có thể sử dụng sản phẩm dưỡng da từ
thiên nhiên như dầu hạt nho, dầu hạnh nhân, argan hiệu quả mà an toàn.
-Khi đi nắng, nhớ bôi kem chống
nắng đầy đủ để bảo vệ da khỏi tia UV là nguyên nhân gây lão hóa da, ung thư da.
Kem chống lão hóa
Kem chống lão hóa phần lớn là các sản phẩm dược-mỹ phẩm chăm sóc da có thành phần chính là kem dưỡng ẩm bán trên thị trường phục vụ người tiêu dùng trông trẻ hơn bằng cách giảm, che giấu hoặc ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa da. Các dấu hiệu này gồm da nhão (lún), nếp nhăn và photoaging, bao gồm ban đỏ, rối loạn sắc tố (chuyển màu nâu), tổn hại elastin do áng nắng mặt trời (vàng), chai sạn (tăng trưởng bất thường) và kết cấu da không tốt.[1]
Mặc dù nhu cầu rất lớn, nhưng nhiều sản phẩm và phương pháp điều trị chống lão hóa vẫn chưa được chứng minh mang lại hiệu quả lâu dài hoặc tích cực. Một nghiên cứu cho biết loại kem có hiệu suất tốt nhất làm giảm nếp nhăn xuống dưới 10% trong 12 tuần, điều này không đáng chú ý đối với mắt người.[2] Một nghiên cứu khác tìm ra chất dưỡng ẩm giá rẻ cũng có hiệu quả như kem chống nếp nhăn giá cao.[3][4] Một nghiên cứu năm 2009 tại Đại học Manchester cho biết một số thành phần có kết quả.[5][6]
Theo truyền thống, kem chống lão hóa bán trên thị trường phục vụ phụ nữ, nhưng các sản phẩm đặc biệt nhắm mục tiêu nam giới ngày càng phổ biến.[7]
Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ Alexiades-Armenakas MR, et al.J Am Acad Dermatol. 2008 May;58(5):719-37; quiz 738-40.
- ^ “Wrinkle creams - Consumer Reports Health”. Consumerreports.org. Ngày 28 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2012.
- ^ “Anti-wrinkle eye creams - Archive - Which? Home & garden”. Which.co.uk. Ngày 20 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2012.
- ^ Smithers, Rebecca (ngày 20 tháng 8 năm 2009). “One in the eye for anti-wrinkle creams | Money | guardian.co.uk”. Guardian. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2012.
- ^ “Anti-aging cosmetic reduced wrinkles in clinical trial”. Eurekalert.org. Ngày 28 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2012.
- ^ “Publications (School of Medicine - University of Manchester)”. Medicine.manchester.ac.uk. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2012.
- ^ “Drawing a line under men's wrinkles”. BBC News Magazine. Ngày 19 tháng 4 năm 2005. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2012.
Comments
Post a Comment